Tia cực tím hay tia tử ngoại, tia UV (Ultraviolet) là một loại bức xạ điện từ giống như sóng vô tuyến, bức xạ hồng ngoại, tia X và tia gamma. Tia cực tím bắt nguồn từ ánh nắng mặt trời và không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
3 loại tia cực tím trong ánh nắng mặt trời
Bức xạ điện từ được truyền qua sóng hoặc các hạt có bước sóng và tần số khác nhau. Khoảng rộng giữa các bước sóng được gọi là phổ điện từ (EM). Phổ điện từ chia thành 7 vùng theo thứ tự giảm dần của bước sóng, tăng dần năng lượng và tần số. Chúng lần lượt được quy ước với các tên như sóng radio, sóng vi ba, hồng ngoại (IR), ánh sáng nhìn thấy, tia cực tím (UV), tia X và tia gamma.
Bức xạ tia cực tím (UV) nằm trong dải phổ EM giữa ánh sáng nhìn thấy và tia X. Tia cực tím thường được chia thành 3 dải con: tia UVA hay tia cực tím gần (315-400 nm); UVB hay tia cực tím trung bình (280-315 nm); tia UVC hay tia cực tím xa (180-280 nm). Các bức xạ có bước sóng từ 10 nm đến 180 nm đôi khi được gọi là chân không hoặc cực tím.
Nguồn gốc của tia cực tím
Sau khi tìm hiểu tia cực tím là gì, có thể bạn sẽ muốn biết tia cực tím được sinh ra từ đâu. Hầu hết chúng ta đều chịu sự tác động của bức xạ tia cực tím tự nhiên đến từ mặt trời. Tuy nhiên, trong ánh nắng mặt trời chỉ có khoảng 10% là tia cực tím, 1/3 trong số này sẽ thâm nhập vào bầu khí quyển và chiếu xuống trái đất. Lượng tia cực tím tác động đến trái đất có 95% là tia UVA và 5% là tia UVB. Trong khi đó, tia UVC không tác động đến trái đất vì có bước sóng ngắn và bị tầng ozone bảo vệ trái đất hấp thụ hoàn toàn.
Thiết bị phát ra tia cực tím nhân tạo
Ánh nắng mặt trời không phải là nguồn duy nhất sản sinh tia cực tím. Chính con người cũng đã sản xuất ra nguồn tia cực tím nhân tạo. Nguồn sóng điện từ nhân tạo thường được sử dụng trong các thiết bị giường nhuộm da, đèn UV, đèn chiếu chữa bệnh, đèn diệt trùng, đèn halogen và một số loại máy phát ra tia laser.
Cường độ tác động của tia cực tím
Sự tác động của tia UV xuống mặt đất phụ thuộc vào một số yếu tố cơ bản như sau:
▪ Thời gian trong ngày: Tia UV mạnh nhất trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều
▪ Mùa trong năm: Tia UV mạnh hơn vào mùa xuân và mùa hè.
▪ Khoảng cách tính từ đường xích đạo: Tác động của tia UV sẽ giảm dần khi bạn ở xa khu vực gần xích đạo trái đất.
▪ Độ cao: Các tia tử ngoại mạnh hơn khi tiếp cận ở độ cao lớn hơn
▪ Độ che phủ của mây: Một số đám mây có thể che phủ một phần của tia UV từ mặt trời và làm giảm sự phơi nhiễm tia cực tím. Trong khi một số đám mây khác lại phản xạ tia cực tím và làm tăng cường độ tia UV chiếu xuống trái đất. Nhìn chung, tia UV vẫn có thể xuyên qua các đám mây và vẫn âm thầm xuất hiện trong những ngày râm mát.
▪ Phản xạ bề mặt: Tia UV có thể phản xạ lên bề mặt như nước, cát, tuyết, vỉa hè, thảm cỏ để tác động lên da.
Chỉ số tia cực tím
Ngoài việc tìm hiểu tia cực tím là gì, nguồn gốc đến từ đâu thì nắm rõ chỉ số tia cực tím cũng giúp chúng ta bảo vệ làn da tốt hơn. Như đã đề cập ở trên, lượng tia UV chiếu xuống mặt đất phụ thuộc vào vị trí, độ cao, thời gian trong ngày, thời gian trong năm và độ che phủ của mây. Để nắm rõ chỉ số tia cực tím trong ngày, chúng ta có thể theo dõi trên các bản tin dự báo thời tiết.
Chỉ số tia cực tím được chia thành thang điểm từ 1 đến 11+. Chỉ số UV ở mức 6 đã có khả năng gây bỏng da nếu tiếp xúc với liên tục trong vòng 30 phút. Khi chỉ số UV là 12, thời gian gây bỏng da giảm xuống còn 15 phút.
Bảng phân chia thang chỉ số tia cực tím
Hiện nay, vào mùa hè ở một số tỉnh thành như Hà Nội, Tp.HCM và các tỉnh miền tây, chỉ số UV luôn ở trong mức báo động (từ 8 – 10,9) có nguy cơ gây bỏng nắng và Ung thư da rất cao.
Do đó, khi ra đường vào những ngày nắng nóng, chúng ta cần sử dụng các biện pháp bảo vệ da như bổ sung Viên uống chống nắng toàn thân chứa chiết xuất Dương xỉ (Polypodium Leucotomos), 12 chiết xuất thảo dược, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Khoa học đã chứng minh, chiết xuất dương xỉ chứa nhiều hợp chất thực vật có đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm vượt trội. Chúng giúp làm giảm tổn thương da do tiếp xúc quá mức với bức xạ tia cực tím ánh nắng mặt trời. Đồng thời, Polypodium Leucotomos còn sửa chữa các DNA bị tổn thương do tia UV gây ra, trung hòa gốc tự do, chống oxy hóa và phòng ngừa ung thư da hiệu quả.
Bên cạnh đó, để bảo vệ da khi tiếp xúc với ánh nắng cường độ mạnh, bạn cũng nên kết hợp với một số biện pháp hỗ trợ chống nắng từ bên ngoài như mặc trang phục chống nắng, đội mũ, đeo kính và bôi kem chống nắng 30 phút trước khi ra nắng.
Với một số thông tin hữu ích trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ tia cực tím là gì và có biện pháp bảo vệ da tốt nhất.
Mọi thắc mắc vui lòng gọi tới tổng đài 1900.5454.39 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư: khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn miễn phí về cách chống nắng hiệu quả cho da.