Skip to main content

Bức xạ tia cực tím là gì?

  • 08:24 SA 28/07/2017
  • 2726 lượt xem
  • 0 bình luận
Bức xạ tia cực tím là gì? Vì sao tia cực tím (UV) là nỗi ám ảnh chung của nhiều người dân trên thế giới, đặc biệt là phụ nữ? Hãy cùng bài viết đi tìm câu trả lời xung quanh vấn đề về tia cực tím

Bức xạ tia cực tím là gì?

Bức xạ là phát xạ (phát ra) năng lượng từ một nguồn nào đó. Bức xạ tia cực tím (UV) là một dạng bức xạ điện từ giống như sóng vô tuyến, bức xạ hồng ngoại, tia X và tia gamma.
 
Bức xạ tia cực tím là gì?
Bức xạ điện từ được truyền qua sóng hoặc hạt ở các bước sóng và tần số khác nhau. Dải rộng của các bước sóng này được gọi là quang phổ điện từ (EM). Phổ thông thường được chia thành 7 vùng theo thứ tự giảm bước sóng, tăng năng lượng và tần số. Các tên gọi phổ biến là sóng radio, sóng vi ba, hồng ngoại (IR), ánh sáng nhìn thấy, tia cực tím (UV), tia X và tia gamma.

Bức xạ tia cực tím nằm trong giải phổ EM giữa ánh sáng nhìn thấy được và tia X. Nó có tần số từ 8 x 10 14 đến 3 x 10 16 chu kỳ/giây, bước sóng khoảng 380 nm – 10 nm. Tia cực tím thường được chia thành 3 dải con: Tia UVA (tia cực tím gần) có bước sóng 400 – 315 nm, UVB (tia cực tím trung bình) bước sóng 315 – 280 nm, UVC (tia cực tím xa) 280 – 180 nm.

Một số nguồn phát ra tia cực tím

Ngoài việc tìm hiểu bức xạ tia cực tím là gì thì việc khám phá ra nguồn phát tia cực tím cũng là vấn đề giúp con người tháo gỡ những tác hại của chúng tốt hơn. Tia cực tím được phát ra chủ yếu từ năng lượng mặt trời. Trong ánh nắng mặt trời có khoảng 10% là tia cực tím và chỉ khoảng 1/3 trong số này xuyên qua bầu khí quyển và tác động xuống trái đất. Có tới 95% lượng bức xa tia cực tím là UVA, 5% là UVB. Không có tia UVC chiếu xuống mặt đất vì chúng bị tầng ozon giữ lại hoàn toàn. 

Tia cực tím sinh ra không chỉ từ bức xạ mặt trời, chúng còn có nhiều nguồn phát khác nhau. Một số nguồn nhân tạo đã được nghiên cứu để sản xuất tia cực tím vào nhiều mục đích khác nhau. Theo Hiệp hội Vật lý Y tế Mỹ, nguồn nhân tạo của tia cực tím bao gồm các loại giường nhuộm da, đèn chữa cháy, đèn diệt khuẩn, đèn hơi thủy ngân, đèn halogen, đèn phóng điện cường độ cao, nguồn huỳnh quang, một số loại laser…

Tia cực tím nhân tạo chủ yếu được ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp, y tế, nghiên cứu thiên văn học…

Tác hại khôn lường của tia cực tím

Bức xạ tia cực tím là gì và chúng có tác hại như thế nào đối với sức khỏe nếu chúng ta bỏ qua các biện pháp chống tia cực tím? Theo báo cáo lần thứ 13 về các chất gây ung thư của Chương trình NTP (Mỹ), bức xạ tia cực tím UVA và UVB là chất gây hại và làm tổn thương mạnh nhất cho sinh vật trên trái đất.

Cháy nắng (bỏng nắng) tia cực tím là một phản ứng tiếp xúc quá mức với UVB của da. Về cơ bản, cháy nắng là kết quả từ cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Trong đó, sắc tố melanin được tạo ra bởi các tế bào dưới da – melanocytes. Melanin hấp thụ và phân hủy tia cực tím theo dạng nhiệt. Khi cơ thể cảm nhận được ánh nắng mặt trời tác động, nó sẽ gửi melanin vào các tế bào xung quanh vùng tiếp xúc với ánh nắng, cố gắng bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, vì thế sắc tố melanin làm cho da sậm màu hơn.

 
 
Tia cực tím gây ung thư da
Tia cực tím gây Ung thư da
Melanin là một Chất chống nắng tự nhiên với mức độ vừa phải. Khi sự tác động của bức xạ tia cực tím áp đảo khả năng bảo vệ của melanin thì tình trạng cháy nắng sẽ xảy ra. Tia UV làm tổn thương DNA trong tế bào, thậm chí làm đột biến chúng và gây ung thư da. Những người bị cháy nắng nhiều lần thường có nguy cơ phải đối mặt với Bệnh ung thư da, u ác tính nhiều hơn người được bảo vệ tốt trước bức xạ tia cực tím.

Tiếp xúc với tia UV mức độ nhẹ, không có khả năng gây bỏng nắng, nhưng chúng để lại hậu quả nặng nề cho da như lão hóa da, nếp nhăn, sạm da, nám và tàn nhang, đốm nâu…

Đừng lơ là chống tia UV mỗi ngày

Như vậy, chúng ta đã biết bức xạ tia cực tím là gì và tác hại khôn lường của chúng đối với làn da và cơ thể. Dù tiếp xúc nhiều hay ít với tia UV, làn da của bạn vẫn bị ảnh hưởng đáng kể. Do đó, áp dụng các biện pháp chống nắng, chống tia UV là điều nên làm nếu bạn muốn giữ gìn làn da trắng sáng và mịn màng.
Hiện nay, phương pháp bảo vệ da phổ biến, truyền thống được nhiều người biết đến là kem chống nắng và trang phục bảo hộ. Tuy nhiên, hai biện pháp này đều mắc một số nhược điểm khiến người dùng khó chịu. Kem chống nắng gây cảm giác dính nhờn da và mất tác dụng nếu đi bơi hoặc hoạt động ra nhiều mồ hôi. Áo chống nắng, mũ nón chỉ chặn được một phần tia UVB nhưng vô tác dụng với UVA, do đó bạn cần biện pháp chống nắng tối ưu hơn.

Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra một hoạt chất có khả năng chống nắng toàn diện từ sâu bên trong, đó là Polypodium Leucotomos (chiết xuất dương xỉ). Polypodium Leucotomos chứa hàng loạt hợp chất kháng viêm, chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự phá hủy DNA của tế bào do tia cực tím gây ra. Đồng thời, chúng thúc đẩy quá trình bảo vệ cấu trúc nền của da, chống lão hóa da và ngăn ngừa tình trạng sạm nám da, tàn nhang do tác động từ bên ngoài.
Polypodium Leucotomos đã được các nhà khoa học Mỹ bào chế thành công trong Viên uống chống nắng toàn thân, kết hợp với chiết xuất thảo dược, vitamin và khoáng chất phong phú, vừa có tác dụng chống nắng, chống tia cực tím, đồng thời chống oxy hóa, chống lão hóa, mang đến cho bạn một làn da mịn màng và khỏe mạnh suốt 24h sử dụng.

Mọi thắc mắc vui lòng gọi tới tổng đài 1900.5454.39 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư: khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn miễn phí về cách chống nắng hiệu quả cho da.
Nguồn tin: suckhoedoisong.vn