Skip to main content

Bị cháy nắng nặng - ngộ độc nắng có nguy hiểm không?

  • 08:49 SA 21/10/2017
  • 2563 lượt xem
  • 0 bình luận
Cháy nắng nghiêm trọng hay còn gọi là ngộ độc nắng tuy ít xảy ra hơn cháy nắng thông thường, nhưng hậu quả để lại là vô cùng đau đớn và nguy hiểm đến sức khỏe. Vậy làm sao để xử trí cũng như đề phòng bị cháy nắng nặng một cách tối ưu nhất? 

Phân biệt cháy nắng thông thường và ngộ độc nắng

Cháy nắng và ngộ độc nắng có một số biểu hiện tương tự dễ gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, về mức độ nguy hiểm, cháy nắng nghiêm trọng hay còn gọi là ngộ độc nắng đáng sợ hơn rất nhiều nếu bạn không phát hiện sớm và áp dụng cách điều trị hợp lý nhất.

Cháy nắng có thể xảy ra khi bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong một thời gian dài mà không có biện pháp bảo vệ da. Các triệu chứng thường thấy của cháy nắng là đỏ da, chạm vào da thấy ấm, nóng, nặng hơn có thể kèm theo cảm giác ngứa, bong tróc da sau vài ngày bị cháy nắng. Các vết cháy nắng sẽ dẫn biến mất sau thời gian nhất định, tùy vào chế độ chăm sóc và cơ địa phục hồi của từng người.

Phân biệt cháy nắng thông thường và ngộ độc nắng
 
Ngộ độc nắng là hiện tượng dị ứng da khi tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời cường độ mạnh. Một số biểu hiện thường thấy khi bị ngộ độc nắng đó là phát ban, nổi mề đay và phồng rộp da (mụn nước). 

Ngộ độc nắng là thuật ngữ được sử dụng khi bạn bị cháy nắng nặng. Đứng dưới nắng 15 phút mà không sử dụng bất kỳ biện pháp bảo vệ nào, bạn có thể bị cháy nắng ở mức độ nhẹ đến trung bình. Nhưng nếu bị cháy nắng nghiêm trọng, thời gian tiếp xúc với ánh nắng dài hơn và mạnh mẽ hơn, các triệu chứng sẽ xuất hiện như sau:
     - Da đỏ và phồng rộp
     - Đau và ngứa ran
     - Sưng 
     - Đau đầu
     - Sốt và mệt mỏi
     - Buồn nôn
     - Chóng mặt
     - Mất nước

Cách xử lý các vết cháy nắng nghiêm trọng

Khi bị ngộ độc nắng, bạn hãy áp dụng ngay các biện pháp trị cháy nắng nặng tạm thời như sau:

     - Ra khỏi nơi có ánh nắng
     - Tắm với nước mát (không quá lạnh), hoặc sử dụng khăn nhúng nước mát đắp lên da.
     - Uống nhiều nước
     - Dùng thuốc ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm đau
     - Sử dụng gel lô hội hoặc kem dưỡng ẩm thoa lên da
     - Không quay trở lại nơi có ánh nắng.

Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn bị cháy nắng nặng với những triệu chứng sau:
 

Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn bị cháy nắng nặng với những triệu chứng sau:

     - Một vết phỏng có diện tích lớn kèm theo cảm giác đau đớn.
     - Sưng tấy
     - Sốt và mệt mỏi
     - Đau bụng.
     - Nhức đầu.
     - Dấu hiệu mất nước.

Phòng ngừa cháy nắng nghiêm trọng

Cháy nắng là điều bất cứ ai cũng không mong muốn. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh bắt buộc như hoạt động teambuiding ngoài trời, tắm biển, quay phim, chụp ảnh, bạn sẽ khó tránh khỏi làn da bị cháy nắng nếu không sử dụng các biện pháp bảo vệ da tối đa nhất. Hãy ghi nhớ những bước sau nếu như bạn không muốn da bị cháy nắng nặng:
 
Phòng ngừa cháy nắng nghiêm trọng
 
      - Thoa kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF tối thiểu là 30. Bôi chúng lên da ít nhất là 15 – 30 phút trước khi đi ra ngoài. Hãy nhớ bôi lại một lần sau 2 tiếng hoạt động dưới nước hoặc ra nhiều mồ hôi.
     - Hạn chế ra nắng vào thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều và nhờ rằng, trong bóng râm, đứng gần hồ bơi, tuyết, bãi cát đều có thể bị cháy nắng vì tia UV có khả năng phản xạ rất mạnh, tác động lên da của bạn.
      - Mang kính mát, mũ và quần áo bảo vệ mỗi khi ra ngoài trời nắng.
      - Ăn nhiều trái cây, rau xanh chứa các chất chống oxy hóa.
Hoặc sử dụng Viên uống chống nắng có thành phần chiết xuất dương xỉ, trà xanh, kế sữa, quả lựu, hạt nho đỏ, rau bina, cà chua.., vitamin và khoáng chất để bảo vệ da từ sâu bên trong. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng, chiết xuất dương xỉ chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả, từ lâu đã được Y học phương Tây sử dụng như một loại thuốc điều trị bệnh vảy nến, viêm da cơ địa… Do đó, bạn nên bổ sung chiết xuất dương xỉ và hàng loạt các chiết xuất thảo dược chống oxy hóa để cung cấp cho làn da sức đề kháng chống lại gốc tự do, tia cực tím, các tác động bên ngoài gây lão hóa và Ung thư da. >> Tìm hiểu sản phẩm Tại Đây
Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên bị cháy nắng nghiêm trọng, hãy nhờ bác sĩ tư vấn các loại thuốc bạn đang sử dụng liệu có phải là nguyên nhân khiến cho làn da nhạy nắng hay không. Ví dụ, một số loại thuốc trị mụn trứng cá, thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu, ngừa thai đều có thể khiến da bạn bắt nắng hơn bình thường. 

Mọi thắc mắc vui lòng gọi tới tổng đài 1900.5454.39 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư: khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn miễn phí!
Nguồn tin: suckhoedoisong.vn