Bác sĩ Da liễu Robert Friedman, thuộc Trung tâm Y tế Langone của trường Đại học New York cho biết, cháy nắng là một hiện tượng tạm thời. Nó gây mất thẩm mỹ và cảm giác đau đớn kèm theo tình trạng lột da. Nhưng cháy nắng cũng có thể gây ra những thiệt hại lâu dài cho làn da của chúng ta, chẳng hạn như hình thành nếp nhăn hoặc thậm chí là Ung thư da. Vậy khi bị cháy nắng phải làm sao để khắc phục?
10 lời khuyên cho bạn nếu không biết cháy nắng phải làm sao?
Làn da của chúng ta luôn có các hắc tố đóng vai trò bảo vệ da trước tác hại của tia cực tím, đó là các phân tử melanin. Khi da tiếp xúc với cường độ ánh nắng từ mức độ nhẹ cho đến mạnh, các sắc tố melanin sẽ được sản sinh ra nhiều hơn và chúng tự kích hoạt chế độ rụng tế bào. Khi hệ miễn dịch thấy quá nhiều tế bào tự diệt, nó sẽ đưa máu đến các vùng da bị cháy nắng để phục hồi. Do đó, những vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng thường có màu đỏ, thậm chí phỏng rộp, rát da, bong tróc sau vài ngày phơi nhiễm.
Để khắc phục tình trạng cháy nắng làm sao, bạn có thể áp dụng một số lời khuyên đơn giản mà tiến sĩ Robert Friedman khuyến cáo dưới đây:
1. “Cách ly” hoàn toàn với ánh nắng
Hạn chế tối đa việc tiếp xúc trở lại với ánh nắng sau khi đã bị cháy nắng là lời khuyên đầu tiên mà các chuyên gia muốn nói với bạn. Ngay khi phát hiện các vết cháy nắng trên da, bạn hãy dừng mọi hoạt động tiếp xúc với ánh nắng vì các thiệt hại, tổn thương da đã được thiết lập, nếu để da phơi nhiễm tiếp với ánh nắng, tình trạng sẽ còn nghiêm trọng hơn. Tốt nhất hãy tránh xa ánh nắng mặt trời cho đến khi các vết cháy nắng biến mất hoàn toàn.
2. Đánh giá mức độ cháy nắng
Hầu hết tình trạng cháy nắng thường không quá nguy hiểm để bạn phải đến các trung tâm y tế điều trị. Nếu bị cháy nắng làm sao ở mức độ nhẹ, với biểu hiện đỏ da và không kèm theo hiện tượng đau, rát hoặc sốt, mệt mỏi, bạn có thể xử lý các vết cháy nắng an toàn tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn thấy những vùng da bị cháy nắng xuất hiện trên 20% cơ thể, hãy tìm đến các dịch vụ chăm sóc y tế tại các phòng khám hoặc bệnh viện. Nhất là với những người có kèm theo dấu hiệu buồn nôn, sốt, đau nhức đầu.
3. Điều trị bằng thuốc
Khi bị bỏng nắng không quá nghiêm trọng, bạn có thể tự điều trị bằng cách sử dụng các loại thuốc giảm đau và kháng viêm. Theo tiến sĩ Friedman, một số loại thuốc được gợi ý trong trường hợp này là ibu profen (Advil) hoạt động như chất chống viêm giúp giảm sưng và giảm đau hiệu quả. Đừng lo lắng cháy nắng phải làm sao nếu bạn có dấu hiệu đau đầu, hãy sử dụng thêm thuốc acetaminophen.
4. Làm mát da
Nước lạnh có tác dụng “hạ nhiệt” và làm dịu da bị cháy nắng. Friedman khuyên rằng, nếu bị phồng rộp hoặc nổi mụn nước, bạn không nên sử dụng vòi hoa sen khi tắm. Khi vòi nước tác động có thể làm vỡ các nốt mụn, gây cảm giác đau đớn. Bạn nên ngâm mình trong bồn nước lạnh, không chà xát lên da hoặc sử dụng xà bông tắm vì chúng có thể làm cho da bạn khô hơn. Thay vào đó, hãy cho một ít muối baking soda vào bồn nước tắm của bạn. Chúng sẽ làm mát da và giúp làn da giữ được độ ẩm cần thiết.
5. Sử dụng lô hội
Nếu bạn đang ở xa nhà và không thể sử dụng bồn tắm ngay lập tức, hãy làm dịu da lô hội. Lô hội có chứa các thành phần giúp làm mát da và chống viêm hiệu quả. Ép lấy phần gel lô hội tươi và thoa trực tiếp lên da hoặc sử dụng các sản phẩm gel lô hội bán ở các cửa hàng mỹ phẩm đều được. Đây là biện pháp khắc phục tại chỗ giúp bạn giải tỏa nỗi lo da cháy nắng phải làm sao hiệu quả.
6. Tránh dùng thuốc xịt chứa benzocaine và lidocaine
Các sản phẩm xịt chứa lidocaine thường được sử dụng với mục đích làm mát, dịu da. Tuy nhiên, đối với làn da cháy nắng, bạn không nên sử dụng các loại kem, thuốc xịt chứa các hóa chất này, vì chúng có thể gây kích ứng và làm cho tình trạng cháy nắng trở nên nghiêm trọng hơn.
7. Sử dụng lotion
Sau khi tắm, bạn cần bôi kem dưỡng ẩm cho da. Hãy tìm đến các sản phẩm chứa thành phần như ceramindes, glycerin hoặc tinh dầu đậu nành hoặc kem dưỡng có bột yếu mạch. Một số loại lotion có chứa các chất chống oxy hóa như vitamin C, E cũng có thể giúp làm giảm chứng viêm da. Nhưng nếu không biết cháy nắng thì phải làm sao thì hãy tránh xa các loại kem chứa dầu thực vật vì chúng làm cho da bạn bóng nhờn khó chịu.
8. Uống nước
Khi bị cháy nắng, mạch máu giãn nở sẽ khiến da của bạn mất nước rất nhanh. Vì thế, cơ thể bạn thường có cảm giác mệt mỏi. Hãy bù nước cho cơ thể bằng việc uống nước lọc hoặc nước dừa để giúp quá trình điện giải dưới da hoạt động tốt hơn.
9. Không lột da
Hãy để cho các mảng da được bong tróc khỏi cơ thể bạn một cách tự nhiên. Đừng dùng tay hoặc bất kỳ dụng cụ nào để lột da vì chúng có thể gây chảy máu hoặc sẹo vĩnh viễn.
10. Không để bị cháy nắng lần thứ hai
Hãy nhớ đến nổi khổ cháy nắng hiện tại bạn phải chịu đựng để lấy động lực cho việc áp dụng thói quen chống nắng mỗi ngày. Khi bảo vệ da, bạn có thể sử dụng kem chống nắng có SPF từ 30 – 50, chúng có khả năng chống lại tia UVB gây cháy nắng và tia UVA gây ung thư da. Nên tìm các sản phẩm có tác dụng chống nước nếu bạn đi bơi hoặc hoạt động ra nhiều mồ hôi. Kem chống nắng tốt nhất nên chứa oxit kẽm và titanium dioxide là những thành phần an toàn và mang đến hiệu quả tốt nhất. Hãy nhớ bôi lên da 15 phút trước khi ra ngoài và bôi lại 2 giờ mỗi lần.
Ngoài việc bôi kem chống nắng, để bảo vệ da toàn diện từ khuôn mặt đến toàn thân trong suốt 24h bất kể ngoài nắng hay ở trong nhà, bạn kết hợp nên sử dụng Viên uống chống nắng chứa thành phần Polypodium Leucotomos (chiết xuất dương xỉ), chiết xuất trà xanh, kế sữa, quả lựu, hạt nho đỏ, rau bina, cà chua, lô hội, nghệ, cacao,.. vitamin và khoáng chất thiết yếu. Hỗn hợp dưỡng chất phong phú này có tác dụng nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, chống lại tác hại của gốc tự do, ánh nắng mặt trời, tia cực tím, môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại, bức xạ phát ra từ máy tính, điện thoại… Đồng thời, chúng còn bảo vệ cấu trúc nền của da, giúp da luôn căng mọng và tràn đầy sức sống. >> Chi tiết sản phẩm Tại Đây
Với 10 lời khuyên trên, hy vọng bạn không còn băn khoăn cháy nắng thì phải làm sao. Chúc bạn sớm lấy lại làn da khỏe đẹp một cách nhanh nhất.
Mọi thắc mắc vui lòng gọi tới tổng đài 1900.5454.39 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư: khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn miễn phí!